Rầm rộ các phong trào về môi trường: Đã qua giai đoạn chỉ hô hào hình thức
Hiện nay, nhiều phong trào, chiến dịch vì môi trường được phát động rầm rộ và tổ chức quy mô, bước đầu thu hút được sự quan tâm, chú ý. Tuy nhiên, về lâu dài, mục tiêu hướng tới thay đổi nhận thức, hình thành thói quen tốt đối với môi trường cho nhiều người vẫn chưa đạt được hiệu quả như mong muốn.
Gần đây, cụm từ “đổi rác lấy quà” đã trở nên quen thuộc và đã mang lại hiệu quả nhất định trong việc tuyên truyền, nâng cao ý thức phân loại rác tại nguồn, cũng như thu hút được sự quan tâm, chú ý của người dân tới các vấn đề môi trường.
Bạn Vũ Đức Chung – trưởng một nhóm chuyên thu gom rác nhận thấy, để đạt được mục tiêu lớn hơn là hình thành thói quen tốt thì các phong trào, chiến dịch về môi trường cần tập trung vào hành động cụ thể, nhiều hơn chỉ là quan tâm tới hình thức tuyên truyền: "Ở mỗi địa điểm sẽ vẫn làm hoạt động đổi rác lấy quà nhưng tập trung vào giới thiệu cho mọi người hiểu, ghi nhận dự án chứ không tập trung chỉ vào truyền thông để mọi người check in, đổi quà, tức là em sẽ không quan tâm là có bao nhiêu người tham gia mà bọn em sẽ đánh giá tần suất có bao nhiêu người quay lại nhiều hơn."
Tại nhiều cuộc thi hay các đồ án về thời trang tái chế từ nilong, rác nhựa của nhiều bạn học sinh, sinh viên hiện nay phần nhiều mới chỉ mang thông điệp tái chế chứ chưa phải là hành động tái chế, khi sử dụng những chiếc túi nilong, chai nhựa mới để làm ra sản phẩm cho nhanh tiện, đẹp mắt.
Từ góc nhìn của một bạn trẻ hướng tới lối sống xanh, bạn Diên Vĩ cho rằng, các bạn học sinh sinh viên nhiều nhiệt huyết, sáng tạo nhưng còn khá non nớt khi tiếp cận các vấn đề môi trường, nên sẽ rất cần tới sự định hướng, chỉ dẫn của những người có kinh nghiệm:
"Nếu để lâu dài, tức là hình thành cho các bạn một thói quen không trọn vẹn như vậy thì khá là đáng lo. Tức là các bạn sẽ hiểu mọi người quan tâm tới vấn đề môi trường nè, nên mình phải thể hiện để mọi người quan tâm, nhưng thôi, mình có nhiều việc phải lo mà, tức là các bạn sẽ đổ lỗi hay biện hộ cho hành vi đó."
Tuy nhiên, theo Thạc sĩ Nguyễn Trí Dũng - Trưởng bộ môn thời trang tại trường Đại học Kiến trúc Hà Nội, các Phong trào dù ban đầu chỉ mang tính hình thức, nhưng có thể là khởi nguồn để các bạn trẻ tìm ra những giải pháp tốt hơn trong tương lai:
"Ở thời điểm này tôi nghĩ nó là một phong trào, lành mạnh, có giá trị hướng tới cộng đồng…đó là 1 tâm thế của những người trẻ tôi nghĩ là rất đáng hoan nghênh. Có thể bây giờ chúng ta chưa hình dung nó dẫn tới đâu, nhưng sẽ có nhiều cách thức, sáng tạo khác nhau. Như gần đây có hãng Coperni không cần vải vóc, thiết kế gì cả, chỉ cần xịt sợi polyme lên người là đã thành trang phục rồi".
Rất nhiều phong trào, nhiều cuộc thi về môi trường được phát động rầm rộ trong trường học các cấp như Chiến binh xanh, hùng biện về môi trường, Chủ nhật xanh…nhưng phần lớn mới chỉ tác động được tới đối tượng nhóm nhỏ học sinh, nội dung dừng lại ở tuyên truyền, hay 1 số hoạt động mang tính chất thời vụ, sự kiện.
Để các phong trào này hoạt động có chiều sâu và mang lại hiệu quả cao hơn, TS Bùi Thị Thanh Hương - chuyên gia giáo dục môi trường - Khoa Các khoa học liên ngành – ĐHQG HN chia sẻ ý kiến: "Tôi có kiến nghị tới Bộ GDDT và Các cơ sở giáo dục, các trường học cần quan tâm, xây dựng bộ tiêu chí về mảng trường học xanh và tích hợp được các kế hoạch bảo vệ môi trường, phát triển xanh cho trường học gắn với 17 mục tiêu phát triển bền vững của thiên niên kỷ đã được Bộ GD và ĐT ban hành thì gần như đây là vấn đề vẫn còn bị bỏ ngỏ.
Tôi cũng muốn nhấn mạnh hơn nữa việc cần phải có văn hóa tiêu dùng xanh để ý thức về bảo vệ môi trường, lối sống xanh trở nên thân thiện hơn và đi vào đời sống một cách thiết thực hơn".
(Theo: VOV Giao thông chú ý để các hestag: #greensteam, #greenteacher, #3SR, #reuseplastic, #wastesort, #circulareconmy)
Báo chí nói về chúng tôi liên quan khác
- Trải nghiệm thiên nhiên như một chuyên gia
- 3SR - nhóm sinh viên khởi nghiệp của Trường Đại học Giáo dục, ĐHQGHN tiếp tục lọt vào vòng chung kết toàn quốc cuộc thi “Ý tưởng sáng tạo vì đại dương không rác nhựa” do UNESCO tổ chức
- Khơi dòng vốn FDI vào STARTUP công nghệ
- Nữ giảng viên "truyền lửa" cho sinh viên khởi nghiệp sáng tạo vì cộng đồng
- Mạng xã hội 3SR và mục tiêu "cuộc sống không có rác thải"
- Tích hợp giáo dục STEM qua việc tái tuần hoàn rác thải thông minh
- Mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh
- 3SR - Mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh
- Mạng xã hội tái tuần hoàn rác thải thông minh, dự án công nghệ vì môi trường