Sản phẩm KH&CN của ĐHQGHN được vinh danh Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024
Vừa qua, tại Lễ trao giải cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024”, 02 giải pháp công nghệ của ĐHQGHN đã được vinh danh. Đây là các giải pháp sáng tạo góp phần vào chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa, giúp giảm thiểu rác thải nhựa.
Hai giải pháp từ ĐHQGHN được vinh danh trong buổi lễ là (1) “3SR - Trạm cân rác tự động tích hợp trong chuỗi điểm bán hàng mini xanh” của nhóm các nhà khoa học Trường Khoa học liên ngành và Nghệ thuật và (2) “S4N - nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn” của nhóm các nhà khoa học Trường ĐH Khoa học Tự nhiên.
Cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BritCham) và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam (SVF) tổ chức nhằm tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa, chú trọng các giải pháp mới, sáng tạo trong việc thúc đẩy năng lực thu gom, phân loại và tái chế bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm. Các giải pháp công nghệ tham gia cuộc thi đều mang tính đột phá trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm - loại nhựa chiếm tỷ lệ lớn trong lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày nhưng chưa được xử lý hiệu quả.
Những giải pháp được trao giải và vinh danh không chỉ mang tính ứng dụng cao mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn trong việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, không chỉ cân nhắc về lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo các yếu tố tác động xã hội và môi trường bền vững.
Các đội thắng giải sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược của chương trình như Unilever Việt Nam, Standard Chartered Ventures và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia. Sự hợp tác này sẽ giúp các đội hoàn thiện và thương mại hóa giải pháp, đồng thời mở rộng quy mô ứng dụng trong thực tế.
Giải pháp “3SR - Trạm cân rác tự động tích hợp trong chuỗi điểm bán hàng mini xanh”
3SR là mô hình điểm bán hàng xanh tích hợp 3 tính năng: bán lẻ (smart retails), tái nạp (smart refill), thu gom và phân loại rác tự động (smart recycling). Hướng kinh doanh của 3SR tập trung phát triển phần mềm kết nối các nguồn lực từ rác theo hướng quản lý chuỗi bán lẻ gắn với tín chỉ carbon và tín chỉ nhựa vì mục tiêu hướng đến NETZERO của Việt Nam vào năm 2050.
Giải pháp “ S4N - Nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn”
S4N – Seedling for Nature là kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến về vật liệu sinh học, được thực hiện bởi các giảng viên thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Với sự hợp tác của HUSCO – Công ty Khoa học Tự nhiên, Phòng thí nghiệm Trọng điểm KLAMAG, và Công ty Cổ phần Công nghệ xanh BABIO, S4N ra đời nhằm cung cấp các giải pháp thân thiện với môi trường, góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa và hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn.
Cuộc thi “Giải pháp đổi mới tuần hoàn nhựa 2024” do Bộ Tài nguyên và Môi trường, Unilever Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp Anh tại Việt Nam (BritCham) và Quỹ Khởi nghiệp doanh nghiệp KH&CN Việt Nam (SVF) tổ chức nhằm tìm kiếm và thúc đẩy các giải pháp đổi mới, sáng tạo trong chuỗi giá trị tuần hoàn nhựa, chú trọng các giải pháp mới, sáng tạo trong việc thúc đẩy năng lực thu gom, phân loại và tái chế bao bì nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm. Các giải pháp công nghệ tham gia cuộc thi đều mang tính đột phá trong việc giải quyết vấn đề rác thải nhựa, đặc biệt là bao bì nhựa mềm - loại nhựa chiếm tỷ lệ lớn trong lượng rác thải sinh hoạt hàng ngày nhưng chưa được xử lý hiệu quả.
Những giải pháp được trao giải và vinh danh không chỉ mang tính ứng dụng cao mà còn thể hiện tầm nhìn dài hạn trong việc xây dựng một nền kinh tế tuần hoàn, không chỉ cân nhắc về lợi ích kinh tế mà còn đảm bảo các yếu tố tác động xã hội và môi trường bền vững.
Các đội thắng giải sẽ tiếp tục nhận được sự hỗ trợ từ các đối tác chiến lược của chương trình như Unilever Việt Nam, Standard Chartered Ventures và Văn phòng Hội đồng EPR Quốc gia. Sự hợp tác này sẽ giúp các đội hoàn thiện và thương mại hóa giải pháp, đồng thời mở rộng quy mô ứng dụng trong thực tế.
Giải pháp “3SR - Trạm cân rác tự động tích hợp trong chuỗi điểm bán hàng mini xanh”
3SR là mô hình điểm bán hàng xanh tích hợp 3 tính năng: bán lẻ (smart retails), tái nạp (smart refill), thu gom và phân loại rác tự động (smart recycling). Hướng kinh doanh của 3SR tập trung phát triển phần mềm kết nối các nguồn lực từ rác theo hướng quản lý chuỗi bán lẻ gắn với tín chỉ carbon và tín chỉ nhựa vì mục tiêu hướng đến NETZERO của Việt Nam vào năm 2050.
Trạm cân tự động hỗ trợ khách hàng định lượng và phân loại rác tái chế, từ đó, khách hàng được tích điểm và quy đổi thành số tiền tương ứng. Khách hàng có thể dùng tiền được tích lũy trong thẻ để mua hàng trên hệ thống của 3SR.
Hiện nay, 3SR đã có mặt tại các trường học, bệnh viện, khu tập trung đông dân cư ở thành phố Hà Nội và thực hiện sứ mệnh là công cụ điều hướng, hình thành thói quen phân loại rác tại nguồn.
Giải pháp “ S4N - Nhựa sinh học phân hủy hoàn toàn”
S4N – Seedling for Nature là kết quả của quá trình nghiên cứu và phát triển công nghệ tiên tiến về vật liệu sinh học, được thực hiện bởi các giảng viên thuộc Trường ĐH Khoa học Tự nhiên, ĐHQGHN. Với sự hợp tác của HUSCO – Công ty Khoa học Tự nhiên, Phòng thí nghiệm Trọng điểm KLAMAG, và Công ty Cổ phần Công nghệ xanh BABIO, S4N ra đời nhằm cung cấp các giải pháp thân thiện với môi trường, góp phần vào việc giảm thiểu ô nhiễm nhựa và hỗ trợ nền kinh tế tuần hoàn.
Công nghệ vật liệu sinh học của S4N không chỉ giúp thay thế nhựa truyền thống, mà còn giữ được những tính chất lý hóa tương tự, đảm bảo rằng người tiêu dùng không cần thay đổi thói quen sử dụng. Các sản phẩm từ nhựa sinh học của S4N đảm bảo tính tiện dụng và hiệu quả, tương thích với nhu cầu của cả các doanh nghiệp và người tiêu dùng.
Hiện tại, S4N đã thử nghiệm và đưa ra thị trường sản phẩm ống hút phân hủy sinh học S4N, bước đầu nhận được phản hồi tích cực từ người dùng. Ngoài ra, dự án đã thành công sản xuất túi phân hủy sinh học S4N, dự kiến sẽ ra mắt thị trường vào tháng 11/2024. Mỗi sản phẩm mà S4N cung cấp không chỉ thân thiện với môi trường mà còn dễ dàng áp dụng vào cuộc sống hàng ngày.